06
Th1
Nếu có sai đâu thì mong mod nhắc nhở chứ đừng del nick mà tội tại hạ
Bắt nguồn từ bộ phim cùng tên. Tại hạ xin được up lên những câu chuyện tử tế hằng ngày hoặc hằng tuần.Thiết nghĩ đâu đâu cũng có người tử tế.Dù ít dù nhiều thì ai ai cũng có.Tại hạ tự thấy mình cũng không phải người có nhiều sự tử tế.Một cánh chim không thể làm nên mùa xuân nhưng ít nhất sự cố gắng của tại hạ cũng có thể giúp cho ai đó tử tế thì tại sao không làm.Vì động lực đó nên tại hạ sẽ bắt đầu thread này để tập hợp những câu chuyện tử tế trong cuộc sống.
Xin được trích một đoạn trong phim
“Tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác.Nó nặng đến nỗi một người không mang nổi.Bởi thế người đời chúng ta chừng nào còn sống hãy gắng giúp nhau để cho tâm hồn trở nên bất tử.Ông giúp cho tâm hồn tôi sống mãi.Tôi giúp cho người khác.Người ấy lại giúp cho người khác nữa và cứ như thế cho đến vô cùng, sao cho cái chết của một con người không đẩy chúng ta vào tình trạng cô đơn trong cuộc sống”
Tiệm sách miễn phí của ông lão 64 tuổi giữa Sài thành
Tiệm sách miễn phí đó là của ông Nguyễn Ngọc Cần (64 tuổi), nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạnh). Không gian vẻn vẹn chỉ có 10m2 nhưng lại có hàng ngàn đầu sách, chủ yếu là sách phật pháp còn lại triết học, văn học, nghệ thuật…
Từ đam mê đọc sách đến tâm nguyện mở một tiệm sách mini miễn phí
Tiệm sách ông Cần dường như quá nhỏ bé, nằm tựa vách bên nhà cao tầng, mới bước vào ấn tượng là những dòng như đơn sơ được cắt bằng decal dính ở cửa ra vào: “ Đọc, mượn sách miễn phí, mua hoặc đổi lại sách mới”. Người đang đứng, tuổi chạc lục tuần, mắt đeo mắt kính đang mê mẩn với những cuốn sách. Thấy chúng tôi vào, ông đứng thoắt dậy, mở nụ cười hiền, mời chúng tôi vào tiệm sách. Điều bất ngờ là một không gian sách khiêm tốn, nhưng có khoảng vài ngàn đầu sách được chủ tiệm sắp gọn gàng, ngăn nắp.
Cần nhiều hơn những “kho tri thức” miễn phí
Tiếng lành đồn xa, tiệm sách của ông ban đầu chỉ những người già thích đọc Kinh phật hay Phật pháp tìm đến. Vài năm trở lại đây, giới trẻ tìm đến tiệm ông ngày càng nhiều. “Phần lớn họ đến đây tìm đọc miễn phí hoặc mượn về mà không cần biên nhận hay cọc tiền. Nhiều người nói tôi khùng nhưng tôi luôn tâm niệm: Sách là tri thức của nhân loại, nếu lỡ họ quên mang trả lại thì nó cũng chuyền đến tay người khác cũng có ích”, ông Cần chia sẻ.
Tiệm sách miễn phí đó là của ông Nguyễn Ngọc Cần (64 tuổi), nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạnh). Không gian vẻn vẹn chỉ có 10m2 nhưng lại có hàng ngàn đầu sách, chủ yếu là sách phật pháp còn lại triết học, văn học, nghệ thuật…
Với không gian chưa đầy 10m2, tiệm sách được ông Cần trưng bày vài ngàn đầu sách
Từ đam mê đọc sách đến tâm nguyện mở một tiệm sách mini miễn phí
Tiệm sách ông Cần dường như quá nhỏ bé, nằm tựa vách bên nhà cao tầng, mới bước vào ấn tượng là những dòng như đơn sơ được cắt bằng decal dính ở cửa ra vào: “ Đọc, mượn sách miễn phí, mua hoặc đổi lại sách mới”. Người đang đứng, tuổi chạc lục tuần, mắt đeo mắt kính đang mê mẩn với những cuốn sách. Thấy chúng tôi vào, ông đứng thoắt dậy, mở nụ cười hiền, mời chúng tôi vào tiệm sách. Điều bất ngờ là một không gian sách khiêm tốn, nhưng có khoảng vài ngàn đầu sách được chủ tiệm sắp gọn gàng, ngăn nắp.
Ông Cần chia sẻ “quê chú quê gốc ở Long An. Ông có niềm say mê đọc sách từ nhỏ, nhất là những sách thuộc thể loại Kinh phật, Phật pháp. Hồi đó gia đình khó khăn nên để có tiền mua một cuốn sách giáo khoa để học đã khó, huống chi những cuốn sách thao khảo càng trở nên xa vời”
Trước khi đưa vào giá, ông Cần còn phân loại sách theo thể loại hoặc tác giả để mọi người đến dễ tìm
Những năm mới đưa gia đình lên thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp ông vất vả với bao lo toan bộn bề “cơm áo gạo tiền”, nuôi con ăn học. Nhưng mỗi lần tích lũy được khoản tiền riêng, ông tìm đến các tiệm sách cũ, “tự thưởng” cho mình những cuốn sách mà mình yêu thích. Ông nói “Sách giúp cho con người mở mang kiến thức, mang đến lợi ích rất nhiều trong công việc, gia đình và xã hội”.
Khi con cái trưởng thành và yên bề gia thất, ông mới có thời gian thực hiện ước của mình. Ban đầu chỉ những cuốn sách ông gom góp thời trai trẻ. Với sự trăn trở và tâm nguyện mở tiệm sách miễn phí cho mọi người, ông xin cô em gái đang sinh sống ở nước ngoài một khoản vốn nhỏ đầu từ thêm vào mua sách và đóng kệ. Buổi sáng ông dậy sớm, lặn lội đến các tiệm sách bất kể xa hay gần để tìm những cuốn sách hay mang về.
Tiệm sách được ông mở cũng được 6 năm nay (2009) với trên 4000 đầu sách, phần lớn là những triết lý pháp giáo. Ông nói “Phật giáo chính thống phải dựa trên khoa học và thực tế, nên khi mở tiệm sách tôi cũng muốn mọi người tiếp cận với Phật pháp nhiều hơn. Do đó mà tôi đã dày công tìm hiểu, chọn lựa những đầu sách hay và mọi người đón đọc miễn phí, nếu ai mua thì tôi bán với giá – 30% 40 % giá gốc, hoặc có thể đổi sách cũ lấy sách mới mà không cần bù thêm tiền”.
Trước khi đưa vào giá, ông còn phân loại sách theo thể loại hoặc tác giả để mọi người đến dễ tìm
Cần nhiều hơn những “kho tri thức” miễn phí
Tiếng lành đồn xa, tiệm sách của ông ban đầu chỉ những người già thích đọc Kinh phật hay Phật pháp tìm đến. Vài năm trở lại đây, giới trẻ tìm đến tiệm ông ngày càng nhiều. “Phần lớn họ đến đây tìm đọc miễn phí hoặc mượn về mà không cần biên nhận hay cọc tiền. Nhiều người nói tôi khùng nhưng tôi luôn tâm niệm: Sách là tri thức của nhân loại, nếu lỡ họ quên mang trả lại thì nó cũng chuyền đến tay người khác cũng có ích”, ông Cần chia sẻ.
Tiệm sách chỉ mở thời gian từ 15h đến 20h30’ hằng ngày, nhưng không lúc nào vắng người. Những người đến tiệm tìm đọc sách của đủ mọi thành phần, chức giới. Từ người già đã về hưu, đến bậc trung niên, những anh kỹ sư, sinh viên và các em học sinh…
Chú Vũ một trong người bạn thân thiết và thường niên lui tới tiệm sách ông Cần để đọc sách
Ông tâm sự, nhà văn Nguyễn Xuân Chiến (TP. Huế) khi đọc trên báo chí đã lặn lội từ Huế vào Sài Gòn tìm đến tiệm sách của tôi. Qua nhiều lần tâm sự, chia sẻ với nhau về cuộc sống, giờ tôi và ông ấy đã trở thành hai người bạn thân thiết. Những lần sau đó, mỗi khi thu thập được nhiều sách ông Chiến lại lặn lội đưa vào đóng góp cho tiệm sách này.
Bạn Nguyễn Thị Quyên ( một học sinh trường PTTH Q.Bình Thạnh) trở thành một thói quen mỗi khi có thời gian rãnh, lại ra tiệm ông ngồi đọc. Lần giở từng trang sách, Quyên hào hứng nói: “ Tiệm sách tuy hơi chật chội, nhưng chú Cần là người thoải mái, cở mở và thân thiện. Chúng em tìm sách không thấy, liền gọi chú là thấy”.
Không chỉ những người trong thành phố thường tìm đến tiệm sách của ông Cần mà những đam mê đọc sách từ Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh…mỗi lần có dịp cũng ghé qua tiệm ông mượn hoặc mua vài cuốn về.
Không gian nhỏ , ông Cần còn tận dụng cả lối cầu thang và không gian nghỉ ngơi của hai ông bà trên gác lửng, đóng những kệ sách khéo léo, phân các thể loại sách ra những tiểu mục nhỏ, sắp xếp theo logic nhất định cho độc giả dễ tìm những cuốn sách mà họ quan tâm. Ông chăm chút, nâng nui từng trang sách một, sắp xếp ngăn nắp trên từng kệ.
Không chỉ người già, những người trung niên cũng tìm đến tiệm sách và mượn vài cuốn về nhà xem mà không cần mất một đồng tiền phí
Thấy tiệm sách ngày càng đông người lui tới, ông Cần thấy vui trong lòng . Ông hào hứng chia sẻ: “Tôi thiết nghĩ, nếu người nào có ý định cần mở tiệm sách miễn như thế này, tôi sẵn sàng giúp. Đó là cũng việc nghĩa nên làm và giúp nhiều người tiếp cận nhiều hơn cuốn sách hay, nhất là những triết lý Phật giáo mang tính khoa học và thực tiễn này”
Tôi hỏi ông “Chú có tâm niệm gì về cuộc đời không?”. Ông mở nụ cười hiền “ Hãy sống vì mọi người, hãy sống thật tình người, hạnh phúc sẽ đến với ta thật …tuyệt vời”.
Nguồn
http://infonet.vn/tiem-sach-mien-phi-cua-ong-lao-64-tuoi-giua-sai-thanh-post194576.info
Còn có sức, còn lo được thì cứ đi!
Đó là lời tâm sự của vị bác sỹ già đã gần 80 tuổi ở Phòng khám bệnh nhân đạo hội Cựu chiến binh P.10, quận 3, TP. Hồ Chí Minh khi chúng tôi hỏi về những chuyến khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa của các cô chú….
Địa chỉ tin cậy với người lao động nghèo
Sau 10 năm hoạt động, phòng khám của Hội cựu chiến binh Phường 10 đã dành trọn niềm tin yêu với những lao động nghèo. Năm 2004, UBND Quận 3 đã hỗ trợ chi phí tu sửa và nâng cấp phòng khám thêm một lầu cho rộng rãi và thoáng mát. Tiếng lành đồn xa, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm đến xin đầu tư mua thêm trang thiết bị, giường bệnh, máy móc như máy kéo sống, máy quang châm, siêu âm laze góp phần cùng các cô chú khám, chữa bệnh cho người nghèo được tốt hơn.
Sỹ Đồng
Đó là lời tâm sự của vị bác sỹ già đã gần 80 tuổi ở Phòng khám bệnh nhân đạo hội Cựu chiến binh P.10, quận 3, TP. Hồ Chí Minh khi chúng tôi hỏi về những chuyến khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa của các cô chú….
Phòng khám, chữa bệnh của Hội cựu chiến binh phường 10 ( Q.3- TP. HCM)-nơi giúp đỡ nhiều người nghèo đau yếu
Đã hơn 20 năm, phòng khám hội Cựu chiến binh Phường 10 ( Q.3 – TP HCM) trở thành địa chỉ tin cậy và mang lại niềm vui cho các bệnh nhân nghèo. Họ mong muốn cống hiến phần đời lại, khám chữa bệnh cho người nghèo như một niềm hạnh phúc của tuổi già.
Phòng khám hội cựu chiến binh nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cách Mạng Tháng 8 thuộc phường 10 ( Q.3 – TP HCM) đã trở nên thân thuộc với người lao động nghèo. Mỗi ngày, phòng khám của cựu chiến bình luôn tiếp nhận và khám chữa bệnh từ 20 – 30 bệnh nhân. Điều đặc biệt, các cô chú thường chữa bệnh bằng vật lý trị liệu và châm cứu, ít khi dùng thuốc.
Đã 20 năm trôi qua, những y bác sĩ ngày đầu mới thành lập phòng khám giờ người còn, người mất nhưng phòng khám vẫn luôn là địa chỉ tin cậy của những bệnh nhân nghèo. Chú Nguyễn Hữu Đức (79 tuổi ) – Phó phòng khám là một trong những y, bác sĩ có thâm niên lâu năm làm việc tại phòng khám cựu chiến binh phường 10. Chú tâm sự “Rời quân ngũ, chú chuyển công tác tại Sở Y tế Sông Bé ( nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Khi về hưu (mang trên mình thương binh hạng 2/4), chú chuyển nơi sống và tham gia Hội cựu chiến binh phường 10 ( Q.3- TP.Hồ Chí Minh)“.
Nhớ lại ngày đầu mới thành lập, chú Đức kể “Năm 1994, khi trở về với đời thường, dù tuổi đã cao nhưng anh chị em trong hội cựu chiến binh vẫn nặng lòng với những người bệnh nhân nghèo có cuộc sống cơ cực nên đã bàn với nhau thành lập phòng khám, chữa bệnh miễn phí giúp đời. Ban đầu, phòng khám được UBND phường 10 cấp cho 1 bãi đất trống, dựng lên căn nhà cấp 4 lợp tôn. Còn trang, thiết bị phòng khám chỉ một bàn làm việc, 1 chiếc gường bệnh cùng chăn, gối, được anh chị em lấy của gia đình mang đến”.
Các cô chú thường thay nhau tục trực và khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo mỗi buổi sáng từ thứ 2 đến 6 ngày tuần
Thế là phòng khám chữa bệnh của hội cựu chiến binh ra đời. Không có nguồn vốn để mua các trang thiết bị hiện đại và thuốc men, sau nhiều cuộc họp bàn, Phòng đã đi đến thống nhất, sẽ chữa bệnh bằng các phương pháp vật liệu trị liệu và châm cứu, chứ không dùng thuốc men. Lật dở những cuốn sổ nhật ký phòng khám, 20 năm qua sự tận tụy và kinh nghiệm của các y bác sĩ Cựu chiến binh phường 10 đã có nhiều bệnh nhân nghèo có bệnh về thần kinh, xương khớp…được chữa trị để trở lại với cuộc sống bình thường.
Sự cống hiến phần đời còn lại chữa trị cho những bệnh nhân nghèo, các cô chú ở phòng khám lấy đó làm niềm vui và luôn thấm nhuần lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho dân thì khó mấy cũng phải làm”. Cô Nguyễn Thị Thụ (80 tuổi) người gắn bó lâu nhất với phòng khám chia sẻ : “20 năm làm việc tại phòng khám, cô thấy hạnh phúc vì rất nhiều bệnh nhân nghèo đến đây họ chữa bệnh đã có lành bệnh và trở lại cuộc sống bình thường”.
Cô Nguyễn Thị Lài ( 75 tuổi), từng là lương y giỏi, kinh qua nhiều đơn vị công tác như Bệnh viên Quận 3 rồi đến Công ty dược Đông Nam ( Q.3). Cô tâm sự “Tính ra khi về hưu đến năm nay nữa là 16 năm cô gắn bó với phòng khám này. Hồi trước, sáng nào cô cũng đạp xe tới phòng khám, nhưng qua vụ tai nạn giao thông, con cháu không cho đi làm nữa. Nghỉ làm việc nhưng nhớ phòng khám lắm, vì vậy, sáng nào cô cũng gọi xe ôm chở tới, được chăm sóc bệnh nhân mà lòng cô thấy hạnh phúc”.
Bác sĩ ở phòng khám đang thực hiện châm cứu cho bệnh nhân
Địa chỉ tin cậy với người lao động nghèo
Sau 10 năm hoạt động, phòng khám của Hội cựu chiến binh Phường 10 đã dành trọn niềm tin yêu với những lao động nghèo. Năm 2004, UBND Quận 3 đã hỗ trợ chi phí tu sửa và nâng cấp phòng khám thêm một lầu cho rộng rãi và thoáng mát. Tiếng lành đồn xa, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm đến xin đầu tư mua thêm trang thiết bị, giường bệnh, máy móc như máy kéo sống, máy quang châm, siêu âm laze góp phần cùng các cô chú khám, chữa bệnh cho người nghèo được tốt hơn.
Đã hơn một tuần nay, sáng nào bệnh nhân Huỳnh Thị Hiệp ( làm giúp việc ở Quận 3) cũng đến châm cứu xương khớp. Chị bộc bạch: “Tôi quê Long An, lên đây làm giúp việc cho một gia đình ở quận 3. Mấy tháng nay, trở trời tôi thấy xương khớp mình đau nhức, đêm không ngủ được, lại không có tiền đi bệnh viện, nên tôi được nhiều người “mách nước” đến phòng khám của các chú ở đây”.
Phòng khám luôn có từ 7 đến 8 người túc trực vào mỗi buổi sáng từ thứ 2 đến 6 hằng tuần. Không phân biệt các đối tượng, có người già bị tai biến, đến người lao động té chấn thương xương khớp đều được các cô chú ở đây đón tiếp và tận tình khám chữa bệnh. Anh Nguyễn Văn Huy, quê ở Nghệ An vào đây làm nghề thợ hồ, không may bị vẹo xương sống. Khi biết địa chỉ phòng khám, cả tháng nay anh đến đây được cô chú xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt nay xương sống của anh gần như hoạt động bình thường. Anh vui vẻ chia sẻ “May mắn có cô chú ở đây, chứ lao động nghèo như mình nếu vô bệnh viện chắc mất một khoản tiền lớn”.
Những cô chú gắn bó những ngày đầu phòng khám mới thành lập, đến nay cũng đã 20 năm ( ảnh do phòng khám cung cấp)
Không chỉ khám chữa bệnh tại phòng khám, các chú còn tham gia các đoàn thiện nguyện đi khám cho những nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng giáp ranh biên giáp các bạn Lào, Campuchia .Tâm sự với chúng tôi, chú Đức kể “Mỗi tuần Phòng khám nhận được nhiều lời mời của đoàn thiện nguyện đi vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh cho bà con. Ngày 4/4 này chú và cô Lài đã nhận lời mời của đoàn thiện nguyện ở thành phố Hồ Chí Minh ra vùng Tây Giang, tỉnh Quảng Nam khám và phát thuốc cho bà con dân tộc ở đó”. Chúng tôi hỏi, tuổi cao mà cô chú đi nhiều vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Chú Đức cười hiền “Mình cảm thấy còn có sức, còn lo được thì cứ đi, chứ bà con cần những người hảo tâm đến với họ lắm”.
Sỹ Đồng
http://infonet.vn/con-co-suc-con-lo-duoc-thi-cu-di-post194873.info
Nhà báo trẻ chống chọi với bạo bệnh: “Cần lắm sự tiếp sức cho một nhà báo tử tế”
Nhà báo Hữu Bằng (báo Long An) chuyên viết về “những chuyện tử tế” đang từng ngày chống chọi với căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối. Biết tin, nhiều nhà báo đã làm cầu nối, kêu gọi sự chia sẻ để những trang viết, những người tử tế của anh được sống
Nhà báo Hữu Bằng (báo Long An) chuyên viết về “những chuyện tử tế” đang từng ngày chống chọi với căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối. Biết tin, nhiều nhà báo đã làm cầu nối, kêu gọi sự chia sẻ để những trang viết, những người tử tế của anh được sống
Phóng viên Hữu Bằng đang chạy thận, tuần 3 lần tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An
“Tôi có hy vọng sống rồi”
Ngày 19/4, gặp anh Nguyễn Văn Bằng (bút danh Hữu Bằng, Phong Nhã) trong căn phòng trọ cách cơ quan thuê cho không xa, anh chia sẻ: “Tôi có hy vọng sống rồi”. Cách đây 2 tháng, anh Bằng bị ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, các bác sĩ đã chẩn đoán anh bị suy thận giai đoạn cuối-căn bệnh “nhà giàu” vì phải có nhiều tiền mới duy trì được sự sống.
Làm báo 8 năm anh Bằng tích cóp mua được mảnh đất ngót nghét trăm triệu, đang dành dụm tiền để làm nhà thì lâm bệnh. Toàn bộ số tiền anh dành dụm được đã cạn dần qua các lần phẫu thuật, thuốc men, lọc máu định kỳ… Anh em nghèo, chỉ có thận để cho Bằng nhưng chi phép ghép hơn 600 triệu đồng. Đối với Bằng và gia đình, đó là số tiền quá lớn.
Nói về phóng viên Bằng, ông Lê Công Đấu-Tổng biên tập báo Long An xót xa nói: Bằng quê ở vùng đất Ba Tri, Bến Tre, sinh ra trong gia đình nghèo, đông anh em, cha mất sớm khi Bằng còn nhỏ. “Trong suốt 8 năm công tác tại Báo Long An, PV Hữu Bằng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và gương mẫu, tích cực đi đầu trong các hoạt động đoàn thể ở đơn vị. Điều này được minh chứng qua các giải báo chí, các tác phẩm báo chí chất lượng cao do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức”, ông Đấu chia sẻ.
Từ khi biết Bằng bị bệnh, báo Long An đã thuê phòng trọ cho phóng viên Bằng, các đồng nghiệp thường xuyên qua phòng trọ hỗ trợ nấu ăn và chăm sóc. “Các anh chị đồng nghiệp thấy mình tội, con cá kho ngon hay đồ ăn gì cũng mang qua cho mình. Sự chia sẻ của các đồng nghiệp và mọi người giúp mình có thêm động lực để tiếp tục chống chọi với bệnh”, Hữu Bằng nói.
Nhiều đồng nghiệp tới hỗ trợ, động viên tiếp thêm sức mạnh cho PV Hữu Bằng (áo trắng, bên trái)
Kết nối những tấm lòng
Anh Hữu Danh-phóng viên báo Nông thôn ngày nay dù chưa một lần ngồi chung bàn nhậu với Bằng lần nào, cũng chẳng ấn tượng gì về Bằng mà chỉ nghe tên, biết hoàn cảnh. Biết tin đồng nghiệp lâm trọng bệnh, anh Danh đã tìm mọi cách giúp đỡ, viết bài, chia sẻ trên facebook vì “thương đồng nghiệp trẻ”. Bạn bè, đồng nghiệp anh Hữu Danh đã quyên góp hỗ trợ anh Bằng được hơn 100 triệu đồng.
“Quả thận vô giá, ai cũng có. Nhưng chi phí ghép thận thì có giá – hơn 600 triệu đồng – anh chị của Bằng không ai có. Cơ quan Bằng và một số đơn vị Long An cũng đã góp tiền giúp anh nhưng con số 600 triệu đồng là quá lớn. Chia sẻ thông tin về Bằng trên Facebook, nhiều người quen của tôi đã góp tiền ủng hộ anh. Một chị là diễn viên của Đoàn Cải Lương Long An – dù đang ở nhà tập thể, đi diễn 42 suất vùng sâu – tương đương 42 đêm diễn, đã tặng hết số tiền bồi dưỡng cho Bằng”, nhà báo Hữu Danh viết.
Từ TP.HCM, nhà báo Đức Hiển – Tổng thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TPHCM cũng liên tục cập nhật trên facebook những tấm lòng đến với nhà báo trẻ. Trước đó, trong một lần được mời đứng lớp một khóa huấn luyện nghiệp vụ cho báo Long An, nhà báo Đức Hiển đã viết bài, chia sẻ hoàn cảnh Bằng trên facebook kêu gọi sự tiếp sức cho “Một nhà báo trẻ tử tế”.
PV trẻ Hữu Bằng đang từng ngày chống chọi với bạo bệnh, rất cần sự tiếp sức cho “Một nhà báo tử tế”
Anh Hiển đã tặng toàn bộ thù lao đứng lớp dành tằng Hữu Bằng. Tính tới ngày 19/4, tổng cộng những đồng nghiệp, những tấm lòng gửi qua tài khoản của nhà báo Đức Hiển là 795 triệu 100 ngàn đồng.
“Xin cám ơn tấm lòng của các anh chị và các bạn. Mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cô chú, các anh chị và bạn bè, đồng nghiệp dành cho Bằng. Bởi như đã nói, chi phí hậu phẫu, chống thải ghép và bồi dưỡng chăm sóc người hiến thận (rất nghèo) vẫn cần thêm một khoản tiền lớn”, nhà báo Đức Hiển viết.
Mọi sự chia sẻ và giúp đỡ cho phóng viên Nguyễn Văn Bằng, quý độc giả và các tấm lòng hảo tâm gần xa hãy gửi về địa chỉ: 09 Đường số 01, Khu dân cư Trung tâm phường 6, TP. Tân An, Long An. Điện thoại 0918 700 591 (gặp anh Châu Hồng Khá). Số tài khoản: 6619201000433 – BCH CĐ cơ sở Báo Long An – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An – Chi nhánh khu vực 3.
Một người dân bắt xe ôm từ TP.HCM về Long An giúp đỡ Bằng 5,5 triệu đồng
Bằng kể, đã có rất nhiều đồng nghiệp, người dân tới giúp đỡ Bằng khi đọc được thông tin trên báo, mạng xã hội. Chiều tối ngày 18/4, Bằng nhận tiền giúp đỡ của cô Lê Thị Ngọc Châu, bắt xe ôm từ TP.HCM về TP. Tân An, Long An (Đây là số tiền cô Châu chuyển giùm bà Phan Thanh Tâm, TP.HCM giúp đỡ Bằng). Bằng chia sẻ: “Cô Tâm bị tai biến nên không thể xuống trực tiếp giúp đỡ tôi nên nhờ cô Châu. Khi đọc thông tin trên báo, cô Châu nghĩ mình ở Bệnh viện Chợ Rẫy nên bắt xe ôm tới. Tuy nhiên, khi hỏi các bác sĩ, cô Châu mới biết mình đã về dưới TP. Tân An. Để tìm Bằng, cô Châu bắt xe ôm từ đó xuống Tân An. Gặp Bằng, khi đó đã là gần 18h tối cùng ngày. “Bác xe ôm chở cô Châu từ TP.HCM xuống biết hoàn cảnh của mình và tấm lòng của cô Châu đã miễn phí toàn bộ chuyến đi”, Bằng chia sẻ.
Nguyễn Tuấn
Nguồn http://infonet.vn/nha-bao-tre-chong…iep-suc-cho-mot-nha-bao-tu-te-post196637.info
Chuyện chàng họa sĩ khuyết tật người Việt trong bộ phim được đề cử giải Oscar
Đó là Lê Minh Châu (sinh năm 1991) – chàng họa sĩ dị tật do chất độc da cam, có biệt tài vẽ tranh bằng miệng và đã dành được nhiều giải thưởng trong cuộc thi hội họa trong cả nước.
Đó là Lê Minh Châu (sinh năm 1991) – chàng họa sĩ dị tật do chất độc da cam, có biệt tài vẽ tranh bằng miệng và đã dành được nhiều giải thưởng trong cuộc thi hội họa trong cả nước.
Chàng họa sĩ trẻ Lê Minh Châu – nghị lực vươn lên chính mình
Mọi người biết đến Châu nhiều hơn qua bộ phim dài 34 phút với tựa đề “Chau, Beyond the Lines” do nữ đạo diễn đạo diễn Courtney N Marsh chỉ đạo sản xuất. Nội dung bộ phim xoay quanh nghị lực vươn lên của nạn nhân chất độc gia cam Lê Minh Châu đã lọt Top 10 đề cử phim tài liệu xuất sắc Oscar 2016.
Nghị lực của cậu bé dị tật bởi chất độc da cam
Chúng tôi tìm đến phòng tranh của chàng họa sĩ Lê Minh Châu trên đường Lê Hồng Phong (Q.10 – TP. Hồ Chí Minh ). Gọi là phòng tranh nhưng đó chỉ căn phòng chưa đầy 20m2. Châu thuê căn phòng với giá 5 triệu/ tháng để nghỉ ngơi, sinh hoạt và trưng bày những tác phẩm của mình.
Ấn tượng đầu tiên đối với tôi là những bức tranh của Châu vẽ rất thực và đủ mọi thể loại từ chân dung, phong cảnh, tranh trìu tượng…Và tất cả chúng được Châu dùng miệng của mình để vẽ.
Một góc trong trưng bày các tác phẩm tại phòng tranh Lê Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1991) sinh ra trong gia đình nghèo quê ở Trảng Bom (Đồng Nai). Châu là đứa con duy nhất (trong 4 anh chị em) dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc da cam từ bố mẹ (cha mẹ Châu đã bị nhiễm dioxin thời kỳ tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước).
Vì gia đình nghèo, từ nhỏ Châu được gửi vào Làng trẻ em Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) để được chăm sóc và cho học chữ. Khi Châu 9 tuổi, đang học lớp 1, cả lớp Châu được một cô giáo tên Linh đến tình nguyện dạy vẽ bức tranh sơn mài lên tường trong lớp học. Châu kể “Khi ấy, Châu mê mẩn những sắc màu mà cô Linh pha phối”. Thấy được sự ham mê của những đứa trẻ thiệt thòi, cô Linh xin mở một lớp học vẽ miễn phí cho những đứa trẻ có khiếu hội họa như Châu tại Làng Hòa Bình.
Lớp Châu ban đầu được cô giáo Linh hướng dẫn bằng những nét vẽ bằng những bút chì dạ, tô vẽ màu lên hình mẫu có sẵn. Sau một thời gian, cô giáo Linh phát hiện Châu có năng khiếu hội họa, cô luôn dạy kèm và luôn động viên để Châu vượt mọi khó khăn về khuyết tật của bản thân để nuôi ước mơ thành một họa sĩ chuyên nghiệp.
Ngoài những giờ học văn hóa trên lớp, Châu luôn ngồi một mình, miệt mài tập vẽ trong căn phòng tập thể của Làng Hòa Bình. Nhưng đôi tay yếu ướt của Châu chỉ vẽ được 10 – 20 phút là rã rời, vừa đam mê vừa sợ mất ý tưởng, Châu quyết định dùng miệng mình để tập vẽ. “Dùng tay cầm cây cọ thì chỉ cử động đôi cánh tay thôi, nhưng dùng miệng ngậm cọ để vẽ cần cử động của toàn cơ thể. Lúc đầu tập vẽ tranh bằng miệng, toàn cơ thể lúc nào cũng đau đơn và mệt mõi, nhất hàm răng, cơ miệng và cổ mình lúc nào cũng đau nhức, không ăn uống được”- Châu kể.
Với ước mơ trở thành một họa sĩ, Châu hằng ngày vẫn dành 5 – 6 giờ để miệt mài tập vẽ bằng miệng. Qua nhiều năm tháng, những nét vẽ bằng miệng của Châu dần dần trở nên sắc sảo hơn.
Bức tranh “mùa thu Hồ Gươm” được Châu vẽ trong tháng 10 năm 2015
Những thành quả bước đầu
“Những ngày tháng trẻ thơ trong Làng Hòa Bình là khoảng thời gian Châu có được nhiều niềm hạnh và kỷ niệm không thể quên” Châu tâm sự. Nhưng Châu muốn niềm đam mê hội họa của mình không dừng lại ở ước mơ, nên khi 18 tuổi Châu xin các mẹ nuôi trong Làng Hòa Bình được ra ngoài xã hội để tìm kiếm cơ hội học hỏi hơn nữa về hội họa.
Bước đầu tiên, Châu tìm đến những phòng tranh ở TP. Hồ Chí Minh để xin học vẽ và lĩnh hội những cái tài, cái mới từ những thầy họa sĩ có tiếng. Và tất cả phòng tranh Châu đều để lại ấn tượng đẹp về một chàng trai biết vượt qua nghịch cảnh để sống với đam mê hội họa.
Khi nghề nghiệp đã vững vàng, có thể tự mình kiếm kế sinh nhai nuôi bản thân, Châu bắt đầu hành trình cho ý tưởng mở phòng tranh để trưng bày và bán các tác phẩm của mình. Châu kể “Bức tranh đầu tiên, Châu vẽ về phong cảnh quê hương miền Bắc với với gốc đa, giếng nước, sân đình, được một người nước ngoài mua với giá 3.000.000 đồng. Đó là thành quả, hạnh phúc đầu đời và niềm động viên lớn để Châu tiếp tục viết tiếp ước mơ“.
Trên đà khát khao và “sống là không chờ đợi” như Châu đã tâm sự, chàng họa sĩ trẻ biết vượt qua mọi nghịch cảnh và khó khăn cuộc sống để vươn mình ra biển lớn. Châu tham gia các cuộc thi “ Nét vẽ Xanh” rồi đến hội thi “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” và hàng loạt cuộc thi khác và đều đạt giải. Và gần đây, trong cuộc thi “Chiến thắng nỗi đau”, Châu giành được giải khuyến khích.
Với Lê Minh Châu – hội họa là đam mê lớn nhất của bản thân
Với cùng với sự phát triển phòng tranh của mình, chàng họa sĩ đã miệt mài học thêm ngoại ngữ và đến nay Châu nói thông thạo hai ngoại ngữ : Tiếng Anh và Tiếng Nhật. Châu cho rằng “việc học ngoại ngữ giúp Châu có thể hiểu hết ý tưởng của các khách nước ngoài khi họ đặt hàng mình. Hiện nay, phòng tranh Châu đã có lượng khách hàng khá ổn đến từ các nước Anh, Pháp, Nhật…”
Khi nói về ý định tương lai, Châu tâm sự “ Châu muốn thực hiện một cuộc triển lãm về tranh của mình, và tiền từ cuộc triển lãm Châu sẽ dành tặng cho Ngôi nhà Hòa Bình, nơi đã cho Châu có cuộc sống như bây giờ như thay một lời cảm ơn”
Sỹ Đồng
Nguồn http://infonet.vn/chuyen-chang-hoa-…bo-phim-duoc-de-cu-giai-oscar-post196726.info
Số lần Twitter: 107
Chuyên Mục:
Truyện Cười 18+
Tags:
Dicky6696, Hungpham97, lionking, RinhBatBuom, s0j7, Su Hào 2018, Time2sex, vnsad, Yuhea
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
Leave a reply Delete Message
CHUYÊN MỤC
- Bí quyết quan hệ (810)
- Phòng the (5.772)
- Review đồ chơi người lớn (10)
- Sức Khoẻ Tình Dục (380)
- Tâm lý tình yêu (329)
- Tản mạn (1.848)
- Tìm Người Yêu (1.638)
- Truyện Cười 18+ (1.067)
- Tư vấn tâm lý (1.595)
- Đọc truyện ngôn tình (1.522)
SẢN PHẨM
- Quần lót (73)
- Quần Gen (1)
- Quần không đáy (6)
- Quần lọt khe (0)
- Quần lót không đường may (15)
- Quần lót Ren (36)
- Quần Lót Thun (15)
- Phụ Kiện Sexy (34)
- Gel bôi trơn (44)
- Vòng đeo dương vật (21)
- Đồ ngủ (81)
- Áo Choàng Ngủ (5)
- Corsets (4)
- Đồ Bộ (6)
- Đồ bộ Pijama Dài (0)
- Pijama Ngắn (0)
- Váy Ngủ (63)
- Váy Sơmi Pijama (3)
- Áo lót (92)
- Áo lót có gọng (72)
- Áo lót đa năng (2)
- Áo lót không gọng (18)
- Áo lót mút nâng (0)
- Đồ chơi BDSM (31)
- Đồ chơi hậu môn (41)
- Máy massage tình yêu (109)
- Bodysuits (24)
- Bodysuits Có Gọng (14)
- Bodysuits Không Gọng (10)
- Cosplay (44)
Sản phẩm
Bài gần đây
Bình luận
TWEETY
Tag
Analysis
Visit Today : 729 |
Visit Yesterday : 878 |
This Month : 18902 |
Total Visit : 258257 |
Who's Online : 3 |
Your IP Address: 18.97.9.175
https://thegioicobacbip.net/san-pham/nhan-danh-nhac