14
Th11
Tôi 28 tuổi, chồng 32 tuổi, đều làm việc xa nhà, trong khu công nghiệp, đang thuê nhà ở, có một bé trai hơn bốn tuổi. Trước đây, khi có bầu, cơ thể khỏe mạnh, ăn uống khỏe, sinh con thuận lợi. Chỉ có sau sinh, bé quấy khóc nhiều, biếng ăn nên sức khỏe của tôi giảm sút từ đó. Thời gian tôi đi làm lại, bố chồng theo ra chăm cháu giúp mấy tháng cho cháu tròn năm, rồi bà ngoại chăm giúp mấy tháng nữa. Tôi về ăn Tết để con cho ông bà nội chăm, bé được 20 tháng đón bé ra đi học. Khi bé đi học, hai vợ chồng vừa đi làm về thì chăm bé. Thời gian đó là vất vả nhất, bé ốm đi viện suốt, không cho bố chạm vào, chỉ theo mẹ. Mãi đến khi bé ba tuổi, trộm vía đỡ ốm hơn.
Tính ra tôi mới nhàn được một năm và bàn với chồng đẻ thưa ra, để bé bảy tuổi rồi đẻ. Chồng ậm ừ. Gần đây, đi uống nước với mấy người bạn, họ bảo đẻ luôn đi rồi chăm, về chồng bảo tôi bỏ kế hoạch đi, sang năm sinh thêm bé thứ hai. Tôi mới ngồi phân tích cho chồng là kinh tế bây giờ chưa có (nhà chưa, mới có đất 700 triệu đồng và mấy chỉ vàng) với lo lắng khi tôi sinh nở thì vất vả về quê ở cữ. Hồi tôi ở cữ, con quấy mệt nên ít sữa, mẹ chồng hay cằn nhằn làm tôi sợ tới giờ. Vừa về được một hôm, làng xóm tới thăm dập dìu cả ngày, tôi đau nhưng cứ phải ngồi tiếp chuyện thấy rất phiền hà. Dù giờ mẹ con hòa thuận, bà thương cháu, thi thoảng gửi gạo và đồ ăn cho cháu. Vợ chồng thi thoảng phụ bà vài triệu đồng cấy hái, sắm sửa đồ dùng. Tôi lo lương chồng không đủ.
Về phần sức khỏe, tôi đau lưng, chóng mặt suốt, kinh nguyệt ít đi, ăn uống ngủ kém, da xanh nhợt. Tôi uống thêm sắt rồi thuốc Bắc, thấy không mấy cải thiện. Tôi dự định phải bồi bổ cơ thể, chuẩn bị khoản dự phòng rồi mới sinh tiếp. Chồng lùng đùng bảo tôi ngang lắm, có nghe ai bao giờ, người ta cũng đẻ nuôi ầm ầm có sao đâu, đằng nào chả phải đẻ, đưa đón một thể, tôi lo xa đại bác bắn còn không tới. Rồi không đẻ sau bị sao lại hối hận (nói với kiểu giận lẫy). Người ta tính nước làm ăn còn chồng suốt ngày cứ bảo tôi đẻ. Tôi không biết nói làm sao cho chồng hiểu.
Hồng Nhung
https://thegioicobacbip.net/san-pham/nhan-danh-nhac